Hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực tự động hóa nói chung và ngành công nghiệp ngành cơ khí nói riêng phần lớn 90% đều có sự trợ giúp của máy phay CNC. Nhằm mục đích đảm bảo độ chính xác, tối ưu thời gia gia công, tăng năng suất sản phẩm.
Máy phay CNC hiệu Hass
Cấu tạo máy phay CNC
Trục chính của máy phay CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao.
Trục chính (Spindle)
Cấu tạo bên trong trục chính (Spindle)
Có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z.
Bàn máy dùng để gá phôi, có thể di chuyển theo phương X và Y.
Bàn máy CNC
Có ổ tích dao và tay máy để thay dao tự động theo chương trình.
Nguyên lý hoạt động của máy CNC có 3 phần chính: Bộ phận điều khiển, khung máy, bộ phận chấp hành.
Bộ phận điều khiển máy phay CNC: Gồm chương trình điều khiển và các cơ cấu điều khiển.
Trong các lĩnh vực không chỉ riêng ngành cơ khí, mà các ngành khác như giày dép, điêu khắc, gỗ công nghiệp đóng góp một phần không nhỏ trong các mặt hàng thiết yếu.
Máy CNC tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao và cho phép tạo ra hàng loạt các sản phẩm với chất lượng đồng nhất. Điều này rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn
Linh hoạt trong quá trình sản xuất, công nghệ CNC giúp các doanh nghiệp bắt kịp với các thay đổi nhanh chóng và liên tục về mẫu mã và chủng loại sản phẩm của khách hàng.
Trong những năm gần đây, với xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nghề phay CNC ngày một tăng, chính vì vậy đây được đánh giá là một nghề có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, hiện nay có đến 90% sinh viên ngành cơ khí biết vận hành phay CNC đều có việc làm tương đối ổn định.
Phay CNC là quá trình loại bỏ phần vật liệu dư thừa, dựa trên nguyên tắc, sử dụng dụng cụ cắt là dao phay. Nó được giữ trong một trục chính và có thể di chuyển tịnh tiến. Việc gia công được bắt đầu bằng việc lập trình trên máy tính và truyền tải dữ liệu vào bộ điều khiển máy CNC. Để các lệnh điều khiển đúng với yêu cầu, người công nhân phải nắm được quy trình gia công chi tiết như: Thiết lập nguyên công, tọa độ gia công, tốc độ quay của dụng cụ cắt (Spindle), chọn dao cắt phù hợp,...
Kỹ thuật viên vận hành máy phay CNC
Theo hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, đến năm 2020, nhu cầu nhân lực liên quan tới ngành cơ khí sẽ chiếm khoảng 28% tổng nhu cầu lao động. Cả nước hiện có khoảng 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí.
Chiến lược phát triển nghề CNC tại thị trường Việt Nam đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, ngành Điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu, trong đó ngành cơ khí - luyện kim được được ưu tiên hàng đầu.
Vậy các bạn còn ngần ngại gì nữa khi không tìm hiểu về nghề phay CNC nói riêng và ngành cơ khí nói chung theo xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay
Tham khảo các khóa học lập trình và vận hành máy CNC tại TechK:
✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy phay CNC
✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy tiện CNC
✨ Khóa học MasterCAM 2D - Lập trình gia công phay CNC
✨ Khóa học MasterCAM 3D - Lập trình gia công phay CNC
✨ Khóa học MasterCAM - Lập trình gia công tiện CNC
TRỊNH TẤN VINH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHK
0943 834 657
0888 318 368
Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn