Tin chuyên ngành

TechK cập nhật liên tục tin chuyên ngành cơ khí, cơ điện, tự động hoá... trong nước và thế giới. Đặc biệt là lĩnh vực CAD/CAM/CAE/CNC, Internet of thing, thiết kế, lập trình điều khiển tự động.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các bước để làm bài tập về viết chương trình tiện CNC như sau...

Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 bước để làm bài tập về viết chương trình tiện CNC như sau:

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

1. Tiện biên dạng trụ ngoài cho chi tiết

Đầu tiên ta sẽ sử dụng chu trình G71 để tiện thô biên dạng trụ ngoài cho chi tiết. Trước hết ta sẽ sử dụng phần mềm Cimco Edit V8 để viết chương trình như hình bên dưới. Cấu trúc chương trình thì cũng như các chương trình tiện CNC khác như tên chương trình, lệnh gọi dao số 1 (đó là dao tiện thô biên dạng trụ ngoài), kế đến là lệnh kích hoạt trục chính quay gồm G50 đó là lệnh giới hạn tốc độ quay của trục chính ở mức 3000 vòng/phút và G96 tương ứng với trục chính quay với tốc độ là 1000 vòng/phút. Kế đến là điểm định vị giới hạn vùng gia công phải lớn hơn đường kính lớn nhất của chi tiết.

Tiếp theo là mã lệnh G71 gồm 2 dòng lệnh với các giá trị như sau: U là chiều sâu mỗi lát cắt bằng 0.5mm, R là khoảng rút dao sau mỗi lát cắt bằng 0.1mm.

Ở dòng thứ 2 gồm các giá trị như sau P và Q tương ứng với số thứ tự của dòng lệnh bắt đầu và dòng lệnh kết thúc của biên dạng lập trình, U và W tương ứng với lượng dư cho chu trình tiện tinh lần lượt là 0.2mm và cuối cùng F là tốc độ tiến dao bằng 0.2 mm/vòng.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Đoạn chương trình tiện trụ ngoài

Như các bạn thấy trên hình thì ở phần mô phỏng đường chạy dao thì ở đây biên dạng của chúng ta đã bị ăn lẹm và ở một số vị trí thì không hiển thị đường chạy dao đây chỉ là lỗi hiển thị của phần mềm Cimco, khi ta tiến hành mô phỏng bằng phần mềm SSCNC hoặc gia công thực tế thì trường hợp ăn lẹm này sẽ không diễn ra nên các bạn yên tâm như bạn có thể thấy ở hình bên dưới.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Mô phỏng quá trình tiện biên dạng trụ ngoài

2. Tiện rãnh trụ ngoài

Kế đến như bạn thấy trên bản vẽ thì ta cần tiện rãnh ở 4 vị trí khác nhau. Ở đây ta sẽ sử dụng chu trình G75 để tiện rãnh. Cấu trúc chương trình như hình bên dưới gồm 2 dòng lệnh. Dòng đầu tiên gồm R đây là giá trị rút dao sau mỗi lát cắt bằng 1mm. Dòng thứ 2 gồm các giá trị như X đây là đường kính đáy rãnh, Z là vị trí cuối cùng của rãnh, P và Q tương úng với lượng dịch dao ngang ở đáy rãnh và chiều sâu mỗi lát cắt.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Đoạn chương trình tiện rãnh

Và kế đến ta sẽ mô phỏng lại quá trình tiện rãnh trên bằng phần mềm SSCNC như hình bên dưới.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Mô phỏng quá trình tiện rãnh

3. Khoan lỗ mặt đầu

Kế đến ta sẽ tiến hành khoan lỗ mặt đầu cho chi tiết, ta sẽ sử dụng mũi khoan có đường kính bằng 20 mm để khoan với chiều sâu lỗ khoan bằng 40 mm. Và ta sẽ dùng chu trình G74 đễ khoan với cấu trúc chương trình như hình bên dưới.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Dòng chương trình khoan mặt đầu

4. Tiện rãnh trụ trong

Kế ta sẽ tiếp tục tiện rãnh trụ trong cho chi tiết trên có giá trị đường kính đáy rãnh bằng 26 mm và chiều rộng lỗ bằng 3mm. Ta sẽ sử dụng chu trình G75 để tiện đoạn ren trên với cấu trúc lệnh như bạn thấy ờ hình bên dưới.

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Dòng chương trình tiện rãnh trụ trong

Bài tập về viết chương trình tiện CNC

Mô phỏng gia công tiện ren

Và vừa rồi là bài viết ghi lại các bước để hoàn thiện một bài tập viết chương trình tiện CNC, chúc các bạn thành công!

Tham khảo Các khóa học lập trình và vận hành máy CNC tại TechK:

✨ Khóa học MasterCAM 2D - Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM 3D - Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM - Lập trình gia công tiện CNC

✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy CNC

ÔN HỒ HẢO - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHK

Liên hệ tư vấn

0943 834 657

0888 318 368

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn