Tin chuyên ngành

TechK cập nhật liên tục tin chuyên ngành cơ khí, cơ điện, tự động hoá... trong nước và thế giới. Đặc biệt là lĩnh vực CAD/CAM/CAE/CNC, Internet of thing, thiết kế, lập trình điều khiển tự động.

Chu trình gia công thô G73 trong tiện CNC

Chu trình gia công thô G73 được sử dụng khi chúng ta gia công một chi tiết đã có biên dạng sẵn như chi tiết đúc hoặc chi tiết đã được gia công trước đó...

Khi sử dụng chu trình gia công thô trên máy tiện CNC, chúng ta có nhiều sự lựa chọn như: 

  • Chu trình G71 lấy tiêu chuẩn gia công theo biên dạng bằng cách di chuyển tuyến tính dọc theo trục Z. 
  • Chu trình G72 được sử dụng theo tiêu chuẩn gia công theo biên dạng bằng cách di chuyển tuyến tính dọc theo trục X.
  • Chu trình lặp G73 được sử dụng khi chúng ta gia công một chi tiết đã có biên dạng sẵn như chi tiết đúc hoặc chi tiết đã được gia công trước đó. 

Dưới đây chúng ta hãy xem chu trình G73 này và cách thức hoạt động của nó:

Chu trình gia công thô G73 trong tiện CNC

Chu trình gia công thô G73

Chu trình gia công thô G73 là gì?

Dụng cụ cắt sẽ chạy theo hình dạng của biên dạng chi tiết đã xác định khi sử dụng G – Code G73. Đường chạy dao của G73 sẽ được offset ra phía ngoài từ biên dạng sản phẩm theo cả phương X và phương Z. Đây là lý do tại sao G73 thường được sử dụng khi chi tiết đã có sẵn biên dạng do bước gia công trước hoặc đã được đúc. 

Chu trình gia công thô G73

Chu trình gia công thô G73 trong tiện CNC

Cấu trúc chương trình G73

Cấu trúc chương trình G73:

G73 U(1) W(1) R;
G73 P Q U(2) W(2) F;

G73 – Chu trình gia công tiện theo biên dạng
U(1) – Chiều sâu lớp cắt theo phương X
W(1) – Chiều sâu lớp cắt theo phương Z
R – Số lần cắt
P – Block bắt đầu của chương trình
Q – Block cuối cùng của chương trình
U(2) – Lượng dư gia công tinh theo phương X
W(2) – Lượng dư gia công tinh theo phương Z
F – Tốc độ tiến dao

G73 sẽ kích hoạt chế độ tiện theo biên dạng trên máy tiện CNC.

Từ ''U(1)'' xác định độ sâu cắt của mỗi đường cắt theo phương X. ''W(1)'' xác định độ sâu cắt của mỗi đường cắt theo phương Z. "R" là số lớp cắt của chu trình mong muốn.

Các từ ''P'' và ''Q'' cho phép xác định được vị trí của chương trình biên dạng mà chúng ta đang sử dụng. Các giá trị "P" và "Q" phải khớp với số ''N'' bắt đầu và kết thúc của chương trình biên dạng. 

Điều này sẽ trông giống như mã dưới đây.

N150
Biên dạng gia công;
N250;

Trong ví dụ này, ''P'' sẽ là P150 và ''Q'' sẽ là Q250 để chúng khớp với các số ''N''.

          ''U(2)'' là lượng vật liệu mà chúng ta muốn để lại cho đường chạy tinh dọc theo trục X và ''W(2)'' là lượng vật liệu mà chúng ta muốn để lại cho đường chạy tinh dọc theo trục Z.

          ''F'' là tốc độ tiến dao

Ví dụ chương trình gia công thô G73
Chu trình gia công thô G73 trong tiện CNC

Chương trình gia công thô G73

G73 U1.0 W1.0 R3;
G73 P150 Q250 U0.2 W0.05 F0.25;
N150 G00 X22.0;
G01 G42 Z0.0 F0.2;
X23.0 Z-0,5;
Z-23.0;
X44.0 Z-34.0;
Z-70.0, R5.0;
X70.0;
N250 G40 X80.0 Z6.0 F250;

G73 U1.0 W1.0 R3

Dòng đầu tiên báo cho máy thực hiện các phép cắt 1.0mm theo phương X (U) và cắt 1.0mm theo trục Z trên mỗi lần cắt. R xác định số lượng đường cắt mà ta muốn thực hiện.

G73 P150 Q250 U0.2 W0.05 F0.25;

Giá trị ''P'' cần khớp với số N khi bắt đầu chương trình con (N150) mà bạn muốn cắt và ''Q'' khớp với số N (N250) ở cuối chương trình con.

U0.2 là lượng dư gia công tinh theo phương X và W0.05 là lượng dư gia công tinh theo phương Z. Điều này xác định số lượng vật liệu chúng tôi để lại cho công cụ chạy tinh

F xác định tốc độ tiến dao với F0.25 dao sẽ đi với tốc độ 0,25mm trên mỗi vòng quay của trục chính.

N150 G00 X22.0;

'N' hiển thị dòng đầu tiên của chương trình con, G00 là G-Code di chuyển nhanh và giá trị X di chuyển công cụ đến đầu biên dạng.

G01 G42 Z0.0 F0.2;

G01 là di chuyển với tốc độ F, G42 bật bù bán kính mũi dao, Z di chuyển công cụ đến mặt đầu của chi tiết (giả sử điểm chuẩn hoặc điểm 0 nằm ở mặt trước của phôi) với tốc độ cắt 0,2mm mỗi vòng. 

X23.0 Z-0,5;
Z-23.0;
X44.0 Z-34.0;
Z-70.0, R5.0;
X70.0;

Đây là chương trình con

N250 G40 X80.0 Z6.0 F250;

Khối mã này được kết thúc bằng cách xác định số 'N', sau đó G40 tắt bù bán kính mũi dao, di chuyển trục X và Z ra khỏi phôi bằng tốc độ nhanh.

Tóm lại, có ba chu trình gia công thô có sẵn để sử dụng trên Máy tiện CNC.

+ Chu kỳ gia công thô dọc trục Z G71: được sử dụng nhiều nhất, với kiểu chạy dao này thì dao sẽ cắt từng lớp theo dướng dọc trục và sau đó quét lại biên dạng 1 lần nữa và kết thúc chu trình

+ Chu kỳ gia công dọc trục X G72: tương tự như G71 nhưng với kiểu chạy dao này thì dao sẽ cắt từng lớp theo hướng kính.

+ Chu kỳ lặp lại mẫu G73: dao sẽ di chuyển theo biên dạng tương ứng của chi tiết (các chi tiết này đã được gia công trước đó hoặc được đúc sẵn)

Vậy với bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu được ý nghĩa và các đặc điểm của Chu trình gia công tiện thô G73.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn khi vừa bắt đầu lập trình CNC sẽ có thể làm quen nhanh với các mã lệnh và hệ thống được kiến thức của mình một cách nhanh chóng. Chúc bạn thành công!

Tham khảo các khóa học lập trình và vận hành máy CNC tại TechK:

✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy phay CNC

✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy tiện CNC

✨ Khóa học MasterCAM 2D - Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM 3D - Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM - Lập trình gia công tiện CNC

(Nguồn: Tham Khảo) - TRẦN TRỌNG TUẤN HẢI - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHK

Liên hệ tư vấn

0943 834 657

0888 318 368

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn